Tinh hoa học thuật Gs Lưu Độ Châu : Kinh nghiệm điều trị ho

Đăng bởi Ncs, Thạc sỹ, bác sỹ Tôn Mạnh Cường | 04/11/2018 | 0 bình luận

Ho là một triệu chứng hay gặp trên lâm sàng, là phản ứng của thay đổi ở đường hô hấp. bất luận là loại nguyên nhân gì, chỉ cần nó xâm nhập vào Phế hoặc ảnh hưởng đến Phế khí, đều có thể dẫn đến ho, ho là là phản ánh sự nghịch lên của Phế khí hoặc là nói sự không hạ giáng của Phế khí. Nhưng từ góc độ sinh lý bệnh lý mà nói, ho là sự thay đổi phản ứng tuyên phát Phế khí dưới ảnh hưởng của nguyên nhân.

 

 

Trị ho phải chú ý thuận theo tính tuyên phát của tạng Phế, đây là điểm rất quan trọng. nhưng nguyên tắc quan trọng hơn là phải tiêu trừ được nguyên nhân dẫn đến ho. Trị bệnh phải tìm đến gốc bệnh, gốc chính là nguyên nhân dẫn đến ho : Hàn thì ôn và tán nó; nhiệt thì tân lương tuyên tán, thấp thì phương hương hóa thấp, táo thì nhuận táo tán nó, tùy chứng mà chọn cách chế phù hợp.

Người cơ thể chính khí hư nhược dẫn đến ho, người này sở dĩ có ho vẫn là phải có tà. duy có tà cho nên ho; chính khí của nó bất túc, nên tuyên phế bất lực, cho nên thấy đặc trưng của ho khí hư, kéo dài liên miên không khỏi. chứng này hư thực thác tạp, từ đó chứng này không chỉ đơn thuần áp dụng pháp bổ khí, trị ho do khí hư cần trong bổ khí dùng thêm thuốc tiêu đạo, đạo lý của nó chính là ở chỗ này, như Gia vị cứu phế ẩm, Sâm tô ẩm, thanh táo cứu phế thang..đều thể hiện nguyên tắc này.

Lưu Độ Châu đối với Ho biện chứng phân tích rất tỷ mỉ, căn cứ vào quan sát trên lâm sàng: người tiếng ho nông thì vị trí bị bệnh nông, tiếng ho sâu trầm thì vị trí bị bệnh sâu; người ho khan đa số bệnh ở trên, ho nhiều đờm đa phần vị trí bị bệnh ở dưới, khạc đờm trắng loãng đa phần vị trí bị bệnh nông, ho ban đêm đa phần người ho nửa đêm về sáng vị trí bị bệnh tương đối sâu. Về Vị trí bị bệnh phải chú trọng dùng thuốc giải biểu vị tân, tân để tán nó, vị trí bệnh ở dưới phải chú trọng thâu phát, đồng thời cần hóa đàm, lý khí.

Gs Lưu trên lâm sàng thường căn cứ mấy thể dưới đây để biện chứng trị ho :

1Hàn thương Phế

Nguyên nhân của bệnh cảm nhiễm hàn tà, xâm nhập vào Phế, lâm sàng đặc trưng là : có triệu chứng chung là ngoại cảm hàn nhiệt, không có mồ hôi, tắc mũi, chẩy nước mũi hoặc không có loại triệu chứng này cũng chính là nói hoặc là chứng biểu hàn, hoặc là không có chứng biểu hàn. Trọng điểm là ở chứng ho hoặc kiêm khó thở, đờm trắng, phần nhiều trắng loãng, miệng không khát, rêu lưỡi trắng, mạch phù huyền hoặc khẩn, trị nó dùng Hạnh tô tán.

Nếu kiêm có hàn ẩm đình trong Phế hoặc đình dưới tâm, trị nó dùng Tiểu thanh long thang, có thể cân nhắc tình trạng bệnh mà gia giảm Hạnh Nhân, Phục Linh, Xạ Can...; nếu hàn ẩm uất kết lâu ngày hóa nhiệt, kiêm thấy phiền táo hoặc miệng khát, mạch hoạt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ướt dùng Tiểu thang long thang của Trương Trọng Cảnh gia Thạch Cao trị nó.

2Nhiệt thương Phế

Phong nhiệt phạm Phế mà ho, đa phần thấy miệng khô họng đau, khác đờm khó, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù mà sác, hoặc là có thể thấy sốt, ra mồ hôi, đau đầu..triệu chứng biểu nhiệt, trị nó dùng Ma hạnh thạch cam thang hoặc Tang cúc ẩm gia giảm.

Nội nhiệt dẫn đến ho, chứng thấy ho khan ít đờm, hoặc trong đờm có dây máu, phiền táo miệng khát, tiểu xậm đại tiện táo. Do mộc hỏa hình kim dẫn đến ho, bệnh nhân táo cấp dễ nộ, ngực sườn đau tức, mạch thốn khẩu phù sác hoặc huyền sác; trị nó dùng Tả bạch tán gia Sơn Chi tử, Hoàng Cầm, Tỳ Bà Diệp, Triết Bối mẫu, Toàn Qua lâu; ho đau gia Xạ Can; trong đờm có dây máu gia Bạch Mao căn, nếu đờm nhiều dính như cháo dùng Bách hợp kim vĩ kinh thang, nếu thuộc Can hỏa phạm Phế dùng Hợp Đại cáp tán trị nó.

 

 

3Thấp thương Phế

Loại ho này trên lâm sàng gặp tương đối nhiều, đặc điểm của nó là ho rất nhiều đờm, ngực tức không đói hoặc thấy trào ngược, họng đau hoặc thấy sau giờ ngọ sốt, miệng không khát, sắc mặt vàng nhạt, mạch huyền tế và nhu, rêu lưỡi trắng bẩn và dầy. Trong đó, rêu lưỡi có ý nghĩa rất quan trong biện chứng, nếu thấy rêu lưỡi trắng bẩn và dày, bất luận là bệnh mới hay lâu, cũng bất luận mạch tượng như thế nào, lập tức có thể dùng Cam lộ tiêu độc đan.

Nếu như thấp nặng, có thể dùng hợp Tam nhân thang, nếu thuộc ho lâu ngày do nội thương, chứng thấy đờm nhiều sắc trắng, ngực buồn bực ăn kém, mệt mỏi có thể dùng Nhị trần thang gia giảm trị nó.

 

 

4Táo thương Phế

Biểu hiện đặc trưng của nó trên lâm sàng là sốt hơi sợ gió lạnh, đau đầu, miệng khát, họng khô, mũi táo, ho ít đờm hoặc ho khan, tiểu ít và vàng, đầu lưỡi và 2 bên đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng và khô, mạch phù sác, mạch bên phải đại, trị nó dùng Tang diệp thang. Nếu như ho khan không đờm, hoặc ít đờm và táo, thâm chí trong đờm có dây máu, khó thở khí ngược, lồng ngực đau tức, hút hơi mệt mỏi thì dùng Thanh táo cứu phế thang.

 

 

Bản dịch : Ths, Bs Tôn Mạnh Cường

 

刘渡舟学术精华:治疗咳嗽的经验

东方头条

咳嗽是临床上较常见的一种病症,是肺系病变的反应。无论何种病因,只要它侵入了肺系或影响了肺气,皆可能导致咳嗽。咳嗽反映肺气的上逆,或者说是肺气的不降。但从病理生理的角度来讲,咳嗽更是肺气在病因的影响之下的宣发反应。

治咳嗽要注意顺应肺脏的宣发之性,这一点是十分重要的。不过,更重要的原则是要消除引起咳嗽的病因。治病必求于本,本就是引起咳嗽的病因:寒者温而散之,热者辛凉宣散,湿者芳化之,燥者润散之,各制其宜。

 

人体正气虚弱本不会导致咳嗽,其所以咳嗽者,仍为有邪。惟其有邪,故咳;惟其正气不足,宣发无力,故显示虚咳的特征,迁延不愈。此为虚实夹杂之证。从来咳嗽无单纯的补益之法,治虚咳也要于补益之中并用消导,其道理正在于此,如加味救肺饮、参苏饮、清燥救肺汤等方剂皆是这一原则的体现。

刘老对咳嗽的辨析十分精细,据临床观察:咳声表浅者病位浅,咳声深沉者病位深;干咳者病位多在于上,痰嗽尤其痰量多者病位多在于下;白昼咳多者病位较浅,夜间咳多尤其是夜半咳多者病位较深。病位在上者要注重用辛味发表药物辛以散之,病位在下者既要注重透散,同时也要化痰、理气。

 

刘老在临床上常按如下几种证型辨治咳嗽:寒伤于肺

其病因为外感寒邪,入侵肺系,临床特征为:有一般的外感寒热、无汗、鼻塞、流清涕等症状,或无此类症状,也就是说或有表寒证,或无表寒证。重点在于咳嗽,或兼喘息,痰呈白色,多清稀,口不渴,苔白,脉浮弦或紧,治之用杏苏散。

 

如果兼有寒饮停于肺中或停于心下者,治之用小青龙汤,可酌情加入杏仁、茯苓、射干等药;若寒饮郁久化热,兼见烦躁或口渴,脉滑舌红苔水者,用张仲景小青龙加石膏汤法治之。热伤于肺

 

风热犯肺而咳者,多见口干咽痛,咯痰不爽,舌苔薄黄,脉浮而数,或见有发热、汗出、头痛等表热症状,治之用麻杏石甘汤或桑菊饮加减。

内热致咳者,证见干咳少痰,或痰中带血,烦躁口渴,尿赤便燥。其由木火刑金致咳者,患者急躁易怒,胸胁疼痛,脉寸口浮数或弦数,治之用泻白散加山栀子、黄芩、枇杷叶、浙贝母、全瓜蒌;咽痛者,加射干;痰中带血者,加白茅根。若痰多稠如米粥者,合千金苇茎汤;如果属于肝火犯肺者,合黛蛤散治之。

 

湿伤于肺

 

此种咳嗽临床所见较多,其特点是咳嗽痰多,胸闷不饥,或见泛恶、咽痛,或见午后发热,口不渴,面色淡黄,脉弦细而濡,舌苔白腻而厚。其中舌苔对于辨证具有非常重要的意义,但见舌苔白腻而厚,无论病程新久,亦无论脉象如何,即可投以甘露消毒丹。

 

如果湿重者,可以合三仁汤使用。如果属于内伤久咳,证见痰多色白、胸闷纳差、倦怠疲乏者,可用二陈汤加减治之。燥伤于肺

 

其临床表现特征为发热微恶风寒,头痛,口渴,咽干,鼻燥,咳嗽少痰或干咳,尿少而黄,舌尖边红,苔薄白而干,脉浮数、右脉大,治之用桑杏汤。如果干咳无痰或少痰而燥,甚或痰中带血,喘息气急,胸胁疼痛,少气乏力,则用清燥救肺汤。

Bình luận của bạn

https://www.vietyduong.net/
0911.806.806