Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản có tỷ lệ tử vong cao

Đăng bởi Thạc sỹ, bác sỹ Tôn Mạnh Cường | 05/08/2016 | 0 bình luận

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản có tỷ lệ tử vong cao

Đó là thông tin được PGS,TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết tại Hội nghị tổng kết hoạt động dự án Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2011 - 2015 và triển khai dự án giai đoạn 2016 - 2020, tổ chức tại Hà Nội ngày 18/12.

 

 
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản là hai bệnh hô hấp phổ biến nhất với tỷ lệ tàn phế và tử vong cao trong các bệnh hô hấp hiện nay. Những kết quả ban đầu trong nghiên cứu dịch tễ học ở Việt Nam cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,2% và tỷ lệ mắc hen phế quản là 4,1%. Mặc dù y học đã có nhiều cố gắng trong chẩn đoán cũng như điều trị nhưng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của 2 bệnh này vẫn tiếp tục gia tăng trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam.
Căn bệnh này gây ra nhiều hậu quả lớn đến sức khỏe con người, làm giảm chất lượng cuộc sống và là gánh nặng bệnh tật cho xã hội. Việc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất tốn kém.
Trước sự gia tăng nhanh chóng và gánh nặng của căn bệnh này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản năm 2010. Bệnh viện Bạch Mai được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là cơ quan đầu mối và triển khai Chương trình dự án từ năm 2011.
Chương trình phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2012 – 2015. Sau 5 năm thực hiện, Dự án đã xây dựng được mạng lưới quản lý bệnh tại các tuyến cơ sở ở các tỉnh triển khai dự án; cải thiện đáng kể năng lực chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản của cán bộ y tế; nâng cao nhận thức của người dân trong việc chủ động phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.

 

Đông trùng hạ thảo nguyên liệu chính sản xuất Định suyễn hoàn 


Sau 5 năm thực hiện, Dự án đã triển khai chương trình trên 45 tỉnh, thành phố trong cả nước. Dự án đã triển khai mạng lưới quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản trên địa bàn các địa phương tham gia dự án với hạt nhân là 97 phòng quản lý đặt tại các bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh, thành phố, trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh; đào tạo 14 lớp giảng viên nguồn với 745 học viên là các bác sỹ thuộc các tỉnh, thành phố tham gia dự án và một số tỉnh không thuộc dự án; 22 lớp đào tạo kỹ thuật viên cho 355 học viên là bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên; 420 lớp chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản tại các tỉnh với 21 286 học viên.
Đặc biệt, việc duy trì đều đặn hoạt động của câu lạc bộ bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản tại Bệnh viện Bạch Mai, tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu… đã góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm thực tế tại địa phương trong quá trình triển khai dự án, đóng góp ý kiến nhằm xây dựng kế hoạch thực hiện dự án giai đoạn 2016 – 2020 tại mỗi địa phương hiệu quả, thiết thực hơn...
.

 

 

 

Các khảo sát ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới cho thấy, hiện mới chỉ có <3% số bệnh nhân hen đạt được kiểm soát hoàn toàn theo định nghĩa của GINA, gần 60% số bệnh nhân chưa kiểm soát được hen. Tỷ lệ bệnh nhân có dùng thuốc dự phòng hen và theo dõi lưu lượng đỉnh tại nhà còn thấp. Trước thực tế đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đề tài này nhằm hai mục tiêu:

  • Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học của hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam
  • Khảo sát tình hình điều trị và đánh giá mức độ kiểm soát hen bằng bộ câu hỏi ACT ở người trưởng thành Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Trần Thúy Hạnh, PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn và cộng sự đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên trên 14.246 người dân ≥ 16 tuổi tại 7 vùng miền sinh thái trên cả nước bằng bộ câu hỏi kết hợp với thăm khám lâm sàng. Kết quả cho thấy độ lưu hành hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam năm 2010 là 4,1%.

Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở nhóm >80 tuổi (11.9%) và thấp nhất ở nhóm 21-30 tuổi (1.5%); tỷ lệ mắc hen ở nam giới là 4.6%, cao hơn so với tỷ lệ 3.62% ở nữ giới. Trong số các địa phương tiến hành nghiên cứu, độ lưu hành hen cao nhất là ở Nghệ An (7.65%) và thấp nhất ở Bình Dương (1.51%).

 

 

 

Báo cáo cũng cho thấy hiện nay nhiều phương pháp điều trị hen khác nhau đã được sử dụng, trong đó, điều trị bằng thuốc tây y và đông y là những phương pháp phổ biến nhất, lần lượt là 91.1% và 14.4%. Trong đó, báo cáo cũng phát hiện được một số lượng đáng kể bệnh nhân đang sử dụng phối hợp nhiều phương pháp để điều trị bệnh khác nhau. Bên cạnh đó, trong số 485 bệnh nhân hen được khảo sát các thông tin về vấn đề điều trị và kiểm soát hen, chỉ có 29.1% người hiện có điều trị dự phòng hen và 57.9% người bệnh chưa từng dùng các thuốc dự phòng hen nào. Ngoài ra, tỷ lệ bệnh nhân có theo dõi lưu lượng đỉnh tại nhà còn khá thấp, chỉ chiếm 4.5%.

 Theo: benhphoitacnghen.com

 

 

https://www.vietyduong.net/
0911.806.806