Phần 4 Tứ yếu - Trương Cảnh Nhạc trị Đàm

Đăng bởi Ncs, Thạc sỹ, bác sỹ Tôn Mạnh Cường | 17/10/2018 | 0 bình luận

Trương Cảnh Nhạc cho rằng, Tì là gốc của hậu thiên, nguồn của sinh hóa khí huyết, Tì khí kiện vận, thủy cốc thức ăn sẽ hóa thành huyết tân dịch lưu chuyển toàn thân; giả dụ Tì hư mất kiện vận thì khí huyết tân dịch ngưng trệ không thông, lưu lại thì thành đàm.

 

 

Nhận thức này của ông, vốn được quan sát rất tỉ mỉ các biểu hiện trên lâm sàng " quan sát người khỏe mạnh, ăn nhiều uống nhiều, thì có thể vận hóa được theo từng mức ăn, không thấy có hiện tượng hình thành đàm". duy không ăn được ngược lại có khả năng sinh đàm, cái này do Tì hư không có khả năng vận hóa thức ăn mà thức ăn sinh đàm. Cho nên phàm những người Hư lao, đàm tất rất nhiều, bệnh sẽ đến mức nguy hiểm, đàm tăng thêm, cái chính là Tì khí càng hư thì thủy cốc thức ăn không hóa được, thủy dịch sẽ cạn mà thành đàm. Theo lý luận của Trương Cảnh Nhạc hay gặp các chứng bệnh cụ thể trên lâm sàng biểu hiện như đàm ẩm, chi ẩm, hung tý, hư lao, trúng phong nặng đều có biểu hiện này.

Điều trị cụ thể : Đối với thể nhẹ nhất là Tì không hư, thì tuy có sinh đàm ẩm, nhưng chỉ lưu trệ đàm rất ít, cũng không nhiều đàm, kèm các tác hại cũng không lớn. mà Tì thổ thấp thắng hoặc ẩm thực quá độ sinh đàm, chưa thấy hư chứng. gốc của bệnh ở Tì, thì trị bệnh lấy Tiêu ( ngọn) làm chủ, khử được thấp mà đàm tự hết lấy Nhị trần thang là chủ trị hoặc dùng Lục an tiễn, Quất bì bán hạ thang, Bình vị tán, Nhuận hạ hoàn, Nùng đàm hoàn.

Nếu vì Vị hàn sinh đàm mà kiêm chướng mãn thì nên dùng Hòa vị nhị trần thang tiễn, nếu kiêm có nôn mửa mà đau nên dùng Thần hương tán.

Nếu do ăn uống dẫn đến, nên gia Mạch Nha, Thần Khúc, Sơn Tra, Chỉ Thực

Nhưng cần chú ý " Trung tiêu có đàm, Vị khí cũng dựa vào mà dưỡng, vội không thể dùng công mạnh, công tận thì đại hư".

Nguyên nhân do Tì hư ẩm thực không tiêu sinh đàm, biến chứng rất nhiều. Nên điều lý Tì vị, khiến cho nó mạnh lên, thì bệnh nhân không còn chứng tích thực sinh đàm.

Nếu Tì khí hư ít, không có khả năng khống chế thấp hoặc không có khả năng vận hóa sinh đàm chứng thấy ăn ít mệt mỏi, hoặc kiêm bí mãn nên dùng Lục quân tử thang hoặc Ngũ vị dị công tán cũng có thể dùng Kim thủy lục quân tiễn

Nếu Tì hư nhẹ kiêm hàn thì dùng Linh truật nhị trần thang.

Nếu Tì khí đại hư hoặc kiêm Vị hàn buồn nôn, đa đàm nên dùng Lục vị dị công tiễn, ôn vị ẩm, Lý trung thang, Thánh thuật tiễn.

Nếu có Lao quện thương Tì ảnh hưởng đến Can Thận, ăn uống ít, buồn nôn hoặc thủy dịch vong hành hoặc đàm ẩm từ dưới rốn xông lên, đều thuộc Tì thận đều thương, bệnh của Mệnh môn thổ mẫu, tuy lấy Lục vị địa hoàng hoàn là chính, nhưng mà thần hiệu không bằng Lý âm tiễn hoặc gia thêm Bạch Truật, Trần Bì cũng được.

Bản dịch : Ncs, Ths, Bs Tôn Mạnh Cường

 

张景岳治痰四要之四:健脾除痰,“脾气愈虚,则全不能化,而水液尽为痰也”,陈皮、神曲、白术、枳实、茯苓...

张景岳认为,脾为后天之本,气血生化之源,脾气健运,饮食水谷则化为气血津液流通无碍;假如脾虚失运,则津液气血凝滞不通,留则为痰。

 

他的这种认识,本于临床现象的细致观察,“观之强壮之人,任其多饮多食,则随食随化,未见其为痰也。惟是不能食者,反能生痰,此以脾虚不能化食,而食即为痰也。故凡病虚劳者,其痰必多,而病至垂危,其痰益甚,正以脾气愈虚,则全不能化,而水液尽为痰也”。张氏之论,缘之于临床具体病证,如痰饮、支饮、胸痹、虚劳、中风垂危等表现,无不如此。

在具体治疗上,最轻浅的如脾胃不虚,则虽生痰饮,不过微有留滞,亦必不多,而且并无大害。

而脾土湿胜,或饮食过度生痰、未见虚证者,为脾之本病,以治标为主,但去湿而痰自清,以【二陈汤】为主治,或用【六安煎】、【橘皮半夏汤】、【平胃散】、【润下丸】、【滚痰丸】之类。

若因胃寒生痰而兼胀满者,则宜【和胃二陈煎】;若兼呕吐而痛者,宜【神香散】。

若因饮食所致,宜加麦芽、神曲、山楂、枳实之类。

但须注意“中焦有痰,胃气亦赖所养,卒不可用峻攻,攻尽则大虚矣”。

因脾虚饮食不消而生痰者,变证最多。应当调理脾胃,使其强健,则无食积痰饮之患。

若脾气微虚、不能制湿,或不能运化而生痰者,证见食减神倦,或兼痞闷,宜用【六君子汤】或【五味异功散】之类,也可用【金水六君煎】。

若微虚兼寒者,宜用【苓术二陈煎】。

若脾气大虚,或兼胃寒呕恶、多痰者,宜用【六味异功煎】、【温胃饮】、【理中汤】、【圣术煎】之类。

 

若有劳倦伤脾累及肝肾,饮食减少,或恶心,或水液妄行,或痰饮自脐下直冲而上,皆属脾肾俱伤,命门土母之病,虽以【八味地黄丸】为正治,然而不如【理阴煎】神效,或再加白术、陈皮也可。

https://www.vietyduong.net/
0911.806.806