Nghiên cứu thể chất học trong Đông Y

Đăng bởi Ncs, Thạc sỹ, bác sỹ Tôn Mạnh Cường | 18/09/2018 | 0 bình luận

 

Có lẽ ai học Y học cổ truyền đều ấn tượng với phép Vọng chẩn của Biển Thước đối với Tề Hoàn Công ( còn gọi là Tề Hoàn Hầu). Chỉ thông qua Vọng chẩn ông có thể biết được vị trí, tạng phủ, diễn biến bệnh của Tề Hầu, do Tế Hầu không nghe theo lời của Ông chữa trị mà bệnh tật diễn biến đúng như lời của Biển Thước nói. Qua câu chuyện này có thể thấy được hiệu quả của Vọng chẩn. Trong << Tứ chẩn yếu quyết>> viết : " Vọng mà biết được bệnh gọi là Thần, Nghe mà biết được bệnh gọi là Thánh, Hỏi mà biết được bệnh gọi là Công, Bắt mạch mà biết được bệnh gọi là Sảo". Tứ chẩn được cho là từ Biển Thước sáng tạo ra, hình thành trên cơ sở nguyên lý và xây dựng trên cơ sở quan niệm chỉnh thể và quan niệm cân bằng, vận dụng cụ thể cơ sở lý luận của học thuyết âm dương, ngũ hành, kinh lạc, tạng tượng, bệnh nguyên, bệnh cơ, sau khi được hình thành nó không ngừng được phát triển và hoàn thiện nó là viên ngọc quý của y học cổ truyền.

Danh Y Biển Thước khám bệnh

Việc áp dụng Tứ chẩn trong khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử thu được thành tựu rực rỡ góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân loại. Bên cạnh các ưu điểm thì phương pháp còn bộc lộ nhiều nhược điểm khó vận dụng trong nghiên cứu khoa học về Yhct, để chuẩn hóa các tiêu chuẩn chẩn đoán trong Y học cổ truyền đặt ra cho những người làm khoa học về y học cổ truyền không ngừng bổ sung, hoàn thiện trên cơ sở các tiêu chuẩn đã trải qua các nghiên cứu mẫu lớn, phương pháp nghiên cứu tin cậy nhằm phát hiện các thể chất đặc trưng trong quần thể dân cư từ đó định hướng trong chẩn đoán, chăm sóc, dự phòng, nghiên cứu khoa học. Trong phạm vi bài hôm nay qua tài liệu khảo cứu này muốn giới thiệu tới đồng nghiệp bộ môn học mới trong Y học cổ truyền đó là nghiên cứu về thể chất học. ngành học được đúc kết từ kết quả nghiên cứu của nhiều ngành. Đối với người làm Y học cổ truyền nó giúp lượng hóa trong tứ chẩn giúp các bạn phát hiện các bệnh lý trên 9 nhóm quần thể thể chất chính xác hơn phục vụ công tác chẩn đoán, chữa bệnh, dự phòng, điều dưỡng, nghiên cứu khoa học.

Ngày 9/4/2009, Tiêu chuẩn " Phán định và phân loại Thể chất Trung Y" chính thức ban hành, phân làm 9 loại thể chất gồm : Bình Hòa, Khí hư, Dương hư, Âm hư, Đàm thấp, Thấp nhiệt, Huyết ứ, Khí uất, Bẩm sinh. Đây là các tiêu chuẩn đã qua công cụ tiêu chuẩn hóa phân biệt các thể chất được xây dựng trên cơ sở các chuyên gia lâm sàng Trung y, các chuyên gia dịch tễ học, chuyên gia về thể chất nhiều lần thảo luận. Tiêu chuẩn "Trung Y thể chất phân loại và phán định" là văn kiện lần thứ nhất Chỉ đạo và quy phạm hóa ứng dụng và nghiên cứu thể chất Trung Y. Nó là căn cứ cung cấp cho công tác quản lý sức khỏe, dưỡng sinh bảo kiện, phòng trị phân biệt các thể chất và các bệnh tật liên quan đến thể chất Trung Y. Quy phạm hóa khoa học hóa phân loại thể chất.

 

 

9 loại thể chất của Phân loại và phán định thể chất Trung Y của người Trung Quốc.

1. Thể chất Bình Hòa

* Đặc trưng tổng thể : Âm dương khí huyết điều hòa, thể trạng vừa phải, sắc mặt hồng nhuận, sức khỏe dồi dào là đặc trưng cơ bản.
* Đặc trưng hình thể : thể hình cân đối, cường tráng.
* Biểu hiện thường thấy : Sắc mặt, sắc da nhuận sáng, tóc dày có sáng nhuận, mắt có thần, sắc mũi sáng nhuận, khứu giác thông lợi, môi sắc hồng nhuận, không dễ mệt mỏi, thể lực dồi dào, chịu được nóng lạnh, ngủ ngon, ăn uống tốt, nhị tiện bình thường, chất lưỡi hồng nhạt, Mạch hòa hoàn có lực.
* Đặc trưng tâm lý : Tính cách hiền hòa, rỗng rãi.
* Khuynh hướng phát bệnh : Cơ thể tố chất bình hòa ít bệnh.
* Năng lực thích ứng ngoại giới : Đối với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội năng lực thích ứng tương đối tốt.

2. Thể chất khí hư :

* Đặc trưng tổng thể : Nguyên khí bất túc, lấy mệt mỏi, hụt hơi, tư hãn là biểu hiện đặc trưng chủ yếu của thể chất Khí hư.
* Đặc trưng hình thể : Cơ nhục trùng lỏng, không chắc.
* Biểu hiện thường thấy : tiếng nói thường ngày hơi yếu, khí đoản, ngại nói, dễ mệt mỏi, tinh thần không phấn chấn, dễ ra mồ hôi, chất lưỡi hồng nhạt, viền lưỡi có hằn răng, mạch nhược.
* Đặc trưng tâm lý : Tính cách hướng nội, không thích mạo hiểm
* Khuynh hướng phát bệnh : Dễ mắc cảm mạo, sa nội tạng, sau khi mắc bệnh hồi phục chậm.
* Năng lực thích ứng vơi ngoại cảnh : Không chịu được Phong, Hàn, Thử, Thấp tà.

3. Thể chất Dương hư :

* Đặc trưng tổng thể : Dương khí bất túc, lấy Vị hàn sợ lạnh, chân tay không ấm là đặc trưng cơ bản biểu hiện của Hư hàn.
* Đặc trưng hình thể : Cơ nhục nhẽo, không chắc.
* Biểu hiện thường thấy : hàng ngày nghét lạnh, chân tay không ấm, thích ăn đồ nóng, tinh thần không phấn chấn, chất lưỡi nhạt bệu, mạch trầm trì
* Đặc trưng tâm lý : Tính cách trầm tĩnh hướng nội.
* Khuynh hướng phát bệnh : dễ mắc đàm ẩm, bụng chướng, đi lỏng, cảm tà dễ dẫn đến hàn hóa.
* Năng lực thích ứng ngoại giới : chịu được mùa hạ không chịu được mùa đông, dễ cảm phong, hàn, thấp.

 

4.Thể chất Âm hư

* Đặc trưng tổng thể : Âm dịch suy hư, miệng táo, hầu khô, lòng bàn tay bàn chân nóng là đặc trưng chủ yếu biểu hiện của âm hư 
* Đặc trưng hình thể : hình thể thiên hơi gày. 
* Biểu hiện thường thấy : lòng bán chân bàn tay nóng, miệng táo họng khô, thích ăn đồ mát, đại tiện khô táo, chất lưỡi đỏ ít tân dịch, mạch tế sác. 
* Đặc trưng tâm lý : Tính cách nóng nẩy, hướng ngoại năng động, hoạt bát
* Khuynh hướng phát bệnh : dễ mắc hư lao, thất tinh, mất ngủ, cảm tà dễ theo đó hóa nhiệt. 
* Năng lực thích ứng ngoại cảnh : chịu được đông không chịu được mùa hạ, không chịu được nóng, nhiệt, táo tà.

 

5. Thể chất Đàm thấp

* Đặc trưng tổng thể : Đàm thấp ngưng tụ, lấy hình thể to béo, béo bụng, miệng dính, rêu lưỡi bẩn là các biểu hiện chủ yếu của Đàm thấp
* Đặc trưng hình thể : Thể hình Béo, béo bụng, lỏng lẻo 
* Biểu hiện thường thấy : Da vùng mặt nhiều dầu, mồ hôi nhiều và dính, tức ngực nhiều đờm, miệng dính bẩn hoặc ngọt, thích ăn đồ béo ngọt, rêu lưỡi bẩn, mạch hoạt.
* Đặc trưng tâm lý : Tính cách ôn hòa, chính chắn, thiên về nhẫn nại.
* Khuynh hướng phát bệnh : dễ mắc bệnh tiểu đường, trúng phong, đau ngực ( nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực)
* Năng lực thích ứng ngoại cảnh : mùa mưa và hoàn cảnh thấp nặng khó chịu.

6. Thể chất Thấp nhiệt

* Đặc trưng tổng thể : Thấp nhiệt nội uẩn, lấy mặt ánh mỡ, cáu bẩn, miệng đắng, rêu lưỡi vàng bẩn là biểu hiện đặc trưng chủ yếu.
* Đặc trưng hình thể : Hình thể trung bình hoặc hơi gày
* Biểu hiện thường thấy : mặt cáu bẩn ảnh mỡ, dễ sinh mụn nhọt, miệng đắng miệng khô, mình nặng mệt mỏi, đại tiện dính nhớt không thoải mái hoặc táo kết, tiểu tiện ngắn vàng, Năm tinh hoàn ẩm ướt, nữ thì khí hư nhiều, chất lưỡi thiên về hồng, rêu vàng bẩn, mạch hoạt sác. 
* Đặc trưng tâm lý : dễ phiền muộn và nóng nảy
* Khuynh hướng phát bệnh : Dễ mắc mụn nhọt, vàng da, nhiệt lâm.
* Năng lực thích ứng ngoại cảnh : Cuối hạ đầu thu khí hậu thấp nhiệt, hoàn cảnh khí hậu tăng cao tương đối khó chịu.

7. Thể chất Huyết ứ

* Đặc trưng tổng thể : Huyết hành không thông sướng, lấy sắc da tối ám, chất lưỡi đỏ ám là biểu hiện đặc trưng chủ yếu của thể chất huyết ứ
* Đặc trưng hình thể : Béo gày đều thấy
* Biểu hiện thường thấy : Sắc da đen tối, sắc trầm, dễ xuất hiện ban ứ, miệng môi ám nhạt, chất lưỡi ám hoặc có điểm ứ, các tĩnh mạch dưới lưỡi tím ám hoặc xu xì, mạch sáp
* Đặc trưng tâm lý : dễ phiền, hay quên
* Khuynh hướng phát bệnh : dễ mắc chứng trung hà và chứng thống, huyết chứng. 
* Năng lực thích ứng ngoại cảnh : không chịu được lạnh。

 

8. Thể chất Khí Uất

* Đặc trưng tổng thể : Khí cơ uất trệ, thần trí uất ứ, lo âu, yếu ớt là biểu hiện đặc trung chủ yếu của thể chất Khí uất. 
* Đặc trưng hình thể : thể hình gày là nhiều
* Biểu hiện thường thấy : Thần trí uất ức, tình cảm yếu ớt, tâm phiền không vui, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.
* Đặc trưng tâm lý : tính cách hướng nội không ổn định, nhậy cảm đa nghi
* Khuynh hướng phát bệnh : dễ mắc bệnh trầm cảm, mai hạch khí, hoang tưởng và trầm uất.
* Năng lực thích ứng ngoại cảnh : phản ứng thần kinh khi kích thích tương đối kém, không thích trời âm u.

9. Thể chất cơ địa, bẩm sinh

* Đặc trưng tổng thể : Dị tật bẩm sinh, giảm chức năng sinh lý , phản ứng quá mẫn là đặc trưng chủ yếu.
* Đặc trưng hình thể : thể chất cơ địa dị ứng, nói chung không đặc hiệu, bẩm sinh bất thường hoặc dị tật hoặc sinh lý không đầy đủ.
* Biểu hiện thường thấy : Thể chất cơ địa dị ứng thường thấy hen phế quản, phong bế, hầu dưỡng, tắc mũi hắt hơi; bệnh có tính di truyền : di truyền trực hệ, bẩm sinh, tính gia tộc, đặc trưng bệnh có liên quan ảnh hưởng sinh trưởng và phát dục từ thời kỳ mang thai của người mẹ.
* Đặc trưng tâm lý : Tùy theo bẩm sinh thể chất có sự khác nhau 
* Khuynh hướng phát bệnh : Cơ địa dị ứng dễ mắc hen phế quản, mề đay, dị ứng phấn hoa, dị ứng thuốc; bệnh di truyền như : Hemophilia, hội chứng down; mắc bệnh di truyền thai như : Ngũ trì ( sức phát triển chậm, chậm đi, chậm mọc tóc, chậm mọc răng, chậm nói), ngũ nhuyễn ( bại não, liệt, chậm phát triển trí tuệ, còi xương) ( cổ mềm, xương sọ mềm, chân tay mềm, cơ nhục mềm, nhai kém) 
* Năng lực thích ứng ngoại cảnh : năng lực thích ứng kém, như người cơ địa dị ứng phản ứng kém theo mùa dẫn đến dị ứng, dễ phát bệnh bệnh cũ.

 

Ths, Bs Tôn Mạnh Cường dịch

Tài liệu tham khảo :

中医体质分类与判定中国人的九种体质看一看自己属于哪种

来自: 百年养生

2009年4月9日,《中医体质分类与判定》标准正式发布,该标准将体质分为平和质、气虚质、阳虚质、阴虚质、痰湿质、湿热质、血瘀质、气郁质,特禀质九个类型,这是经中医临床专家、流行病学专家、体质专家多次论证而建立的体质辨识的标准化工具,《中医体质与分类判定》标准是我国第一部指导和规范中医体质研究及应用的文件,旨在为体质辨识与中医体质相关疾病的防治,养生保健,健康管理提供依据,使体质分类科学化规范化。

《中医体质分类与判定》中国人的九种体质

1、平和体质

{总体特征}:阴阳气血调和,以体态适中、面色红润、精力充沛等为主要特征。
{形体特征}:体型匀称,健壮。
{常见表现}:面色、肤色润泽、头发稠密有光泽、目光有神、鼻色明润、嗅觉通利、唇色红润、不易疲劳、精力充沛耐受寒热、睡眠良好,胃纳佳,二便正常,舌色淡红,苔薄白,脉和缓有力。
{心理特征}:性格随和,开朗。
{发病倾向}:平素患病较少。
{对外界环境适应能力}:对自然环境和社会环境适应能力较强。

2、气虚体质

{总体特征}:元气不足,以疲惫气短,自汗等气虚表现为主要特征。
{形体特征}:肌肉松软、不实。
{常见表现}:平素语音低弱、气短、懒言,容易疲乏,精神不振,易出汗,舌淡红,舌边有齿痕,脉弱。
{心理特征}:性格内向,不喜冒险。
{发病倾向}:易患感冒,内脏下垂等病,病后康复缓慢。
{对外界环境适应能力}:不耐受风、寒、暑、湿邪。

3、阳虚体质

{总体特征}:阳气不足,以胃寒怕冷,手足不温等虚寒表现为主要特征。
{形体特征}:肌肉松软、不实。
{常见表现}:平素畏冷,手足不温,喜欢热饮食,精神不振,舌淡胖嫩,脉沉迟。
{心理特征}:性格多沉静内向。
{发病倾向}:易患痰饮、肿胀、泄泻等病,感邪易从寒化。
{外界环境适应能力}:耐夏不耐冬,易感风、寒、湿邪。


4、阴虚体质

{总体特征}:阴液亏少,易口燥咽干,手足心热等虚热表现为主要特征。
{形体特征}:型体型偏瘦。
{常见表现}:手足心热、口燥咽干,喜欢冷饮,大便干燥,舌红少津,脉细数。
{心理特征}:性格急躁,外向好动、活泼。
{发病倾向}:易患虚劳、失精、不寐等病,感邪易从热化。
{对外界环境适应能力}:耐冬不耐夏,不耐受暑、热、燥邪。

5、痰湿体质

{总体特征}:痰湿凝聚,以形体肥胖、腹部肥满,口黏苔腻等痰湿表现为主要特征。
{形体特征}:体型肥胖、腹部胖满、松软。
{常见表现}:面部皮肤油腻较多,多汗且黏,胸闷痰多、口黏腻或甜,喜食肥甘甜腻,苔腻、脉滑。
{心理特征}:性格偏温和稳重,多善于忍耐。
{发病倾向}:易患消渴、中风,胸痹等病。
{对外界环境适应能力}:对梅雨季节及湿重环境适应能力差。

6、湿热体质

{总体特征}:湿热内蕴,以面垢油光,口苦、苔黄腻等湿热表现为主要特征。
{形体特征}:形体中等或偏瘦。
{常见表现}:面垢油光,易生痤疮,口苦口干,身重困倦,大便黏滞不畅或燥结,小便短黄短黄,男性阴囊潮湿,女性易带下增多,舌质偏红,胎黄腻,脉滑数。
{心理特征}:容易心烦急躁
{发病倾向}:易患疮疖,黄疸、热淋等病。
{对外界环境适应能力}:对夏末秋初湿热气候,天气偏高环境较难适应。

7、血瘀体质

{总体特征}:血行不畅,以肤色晦暗,舌质紫黯等血瘀表现为主要特征。
{形体特征}:胖瘦均见。
{常见表现}:肤色晦暗,色素沉着,容易出现淤斑,口唇黯淡,舌暗或有瘀点,舌下络脉紫黯或增粗,脉涩。
{心理特征}:易烦、健忘。
{发病倾向}:易患症瘕及痛证、血证等。
{对外界环境适应能力}:不耐受寒邪。

8、气郁体质

{总体特征}:气机郁滞,神情抑郁,忧虑脆弱等气郁表现为主要特征。
{形体特征}:形体瘦者为多。
{常见表现}:神情抑郁,情感脆弱,烦闷不乐,舌淡红,苔薄白,脉玄。
{心理特征}:性格内向不稳定、敏感多虑。
{发病倾向}:易患脏躁、梅核气、百合病及郁证等。
{对外界环境适应能力}:对精神刺激适应能力较差,不适应阴雨天气。

9、特禀体质

{总体特征}:先天失常,生理缺陷,过敏反应等为主要特征。
{形体特征}:过敏体质者,一般无特殊,先天禀赋异常者或有畸形,或生理缺陷。
{常见表现}:过敏体质者常见哮喘、风团、咽痒,鼻塞喷嚏等;患遗传性疾病者,有垂直遗传、先天性、家族性特征,患胎传性疾病者,具有母体影响胎儿个体生长发育的相关疾病特征。
{心理特征}:随禀质不同情况各异。
{发病倾向}:过敏体质者易患哮喘、荨麻疹、花粉症及药物过敏等;遗传性疾病,如:血友病、先天愚型等;患胎传性疾病,如五迟(力迟、行迟、发迟、齿迟和语迟)、五软(头软、项软、手足软、肌肉软、口软),解颅、胎惊等。
{对外界环境适应能力}:适应能力差,如过敏体质者,对易致过敏季节适应能力差,易引发宿疾。

 

Bình luận của bạn

https://www.vietyduong.net/
0911.806.806