, nhưng cụ thể mà nói thì " Bản" là cái gì vậy ? Bản, chỉ Âm dương. Âm dương được định nghĩa : " Âm dương là đạo của thiên địa, kỷ cương"> , nhưng cụ thể mà nói thì " Bản" là cái gì vậy ? Bản, chỉ Âm dương. Âm dương được định nghĩa : " Âm dương là đạo của thiên địa, kỷ cương">

Đông Y trị bệnh tất cầu kỳ Bản ( Trị bệnh phải trị vào gốc bệnh )

Đăng bởi Ncs, Thạc sỹ, bác sỹ Tôn Mạnh Cường | 14/09/2018 | 0 bình luận

 

Trong < Hoàng Đế Nội Kinh> có 1 câu vô cùng nổi tiếng, thậm trí nó khái quát cao tư duy của Đông y, đó chính là " Trị bệnh tất cầu kỳ bản" trong < Tố Vấn - Âm dương ứng tượng đại luận>, nhưng cụ thể mà nói thì " Bản" là cái gì vậy ?


Bản, chỉ Âm dương. Âm dương được định nghĩa : " Âm dương là đạo của thiên địa, kỷ cương của vạn vật, cha mẹ của sự biến hóa, gốc của sự sát sinh" mà căn nguyên của sự biến hóa phát triển và phát sinh của bệnh tật là do Âm dương mất cân bằng, do đó, " Trị bệnh tất cầu kỳ bản", ý là Âm dương là gốc của vạn vật tự nhiên, con người là một trong vạn vật ấy, bệnh tật cũng gốc ở Âm dương, cho nên đương nhiên tìm gốc của Âm dương mà trị. Vậy theo Đông Y cái gì được coi là gốc để trị bệnh :

Thứ nhất, Thận âm Thận dương là gốc. Phùng Triệu Trương đời Thanh trong < Cẩm Nang Bí Lục> đề xuất : " Bản - ứng với Thận âm thận dương". ông ta viết : Con người khi ra, ban đầu có 2 thận, dần đến tạng phủ khác, ngũ tạng bên trong, các tạng đều có chức năng của nó, ngũ tạng có tượng biểu hiện ra ngoài ngũ quan, là cân, cốt, cơ nhục bì mao, tai mắt mũi thân trên cơ thể, nghiên cứu về nguồn của nó, đều từ tinh, khí, thần ngưng tự mà thành. Sung túc tạng phủ, cố nhiếp, tưới nguyên khí, hai thận chủ nó. Dụng của 2 thận, sinh sinh vô cùng, phụng dưỡng vô cùng, duy hai khí chân âm chân dương mà thôi, hai khí sung túc, tuổi thọ cao; 2 khí suy nhược, người đoản thọ, hai khí hòa bình, người không bệnh; hai khí thiên thắng, người nhiều bệnh, hai khí tuyệt diệt, thì người đó chết, có thể thấy tầm quan trọng của chân âm chân dương, bởi vậy là gốc của tiên thiên, mệnh của hậu thiên. Gốc của hai Thận, bệnh tật an nguy, đều không vượt qua cái này. Người học chỉ biết gốc khí mà không biết cái hư bên trong, chỉ biết trị tà, mà không biết điều gốc khí của nó, chỉ biết ngoại tà xâm nhập mà không biết khảo cứu tạng phủ của nó, chỉ biết tạng phủ, mà không biết gốc ở 2 thận tức biết hai Thận , mà không biết do ở 2 khí, là chưa biết cầu gốc của nó vậy. Cho rằng, Thận là cội nguồn của sinh trưởng phát dục của cơ thể, 2 khí âm dương trong Thận nếu không sung túc và hòa bình liên quan đến Tuổi thọ, sức khỏe, bệnh biến, tử vong của con người. cho nên đề xướng điều trị lâm sàng luôn chú ý điều tiết 2 khí âm dương của Thận.

Thứ 2, Tỳ thận là gốc. < Linh khu - Bản Thần> khi luận về thay đổi bệnh ngũ tạng hư thực, đề xuất rõ ràng bệnh lý ngũ tạng lấy tư tưởng Thận tỳ là gốc, thiên này đem bệnh chứng biểu hiện của ngũ tạng hư thực dẫn đến lần lượt đưa ra, trong dó chỉ có bệnh lý của Tỳ Thận có thể dẫn đến " Ngũ tạng bất an". Cho nên < Y Tông Tất Độc> viết : Kinh viết " Trị bệnh tất cầu ở gốc, Bản là gốc nguồn mà nói. Trên thế gian không có dòng không có nguồn, cây không gốc. Nguồn nó trong mà chảy từ đó ra sạch, gốc của nó tưới cây lá tốt tươi, đó là lẽ tự nhiên. cho nên người giỏi nghề y, tất tra gốc rễ mà biện gốc tiên thiên, hậu thiên. Gốc tiên thiên giữ gì ? là Túc thiếu âm Thận. Thận ứng với thủy phương Bắc, Thủy là nguồn của thiên nhất. Gốc của Hậu thiện giữ gì ? Túc Dương minh Tỳ, Vị ứng với Thổ ở Trung cung, Thổ là mẹ của vạn vật. Lời này đem gốc tiên thiên kết hợp gốc hậu thiên, từ tính trọng yếu của Tỳ Thận và Trị bệnh cần chủ trọng điều tiết Tỳ Thận là căn cứ luận nó, cũng có ý nghĩa chỉ đạo lâm sàng. Lâm sàng hiện đại rất nhiều chứng bệnh khó như bệnh mạch máu não, bệnh nội tiết, bệnh tâm thần..từ bắt đầu điều tiết Tỳ Thận, chính là vận dụng giải thích này.

 

 

Thứ ba, Tỳ vị là gốc. < Tố vấn - Bình Nhân Tượng Luận> viết : " Người bình thường khí bẩm thụ ở Vị, Vị là khí người bình thường, người không có vị khí gọi là nghịch, nghịch thì chết", " " Người lấy thủy cốc là gốc, cho nên người tuyệt thủy cốc thì chết, mạch không vị khí cũng chết", < Tố Vấn - Ngọc Cơ Chân Tạng Luận> viết " Ngũ tạng, đều bẩm khí ở Vị, Vì thì là gốc của Ngũ tạng", đều nói rõ sự thịnh suy của Vị khí có không trực tiếp liên quan đến hoạt động sinh mệnh và tồn vong sinh tử. Do vậy, Lý Đông Viên trong < Tỳ vị luận - Tỳ Vị Hư Thực Truyền Biến Luận> nói : " Qua quan sát các thiên tham khảo nó, thì sự sung túc của nguyên khí, đều do khí của Tỳ Vị không bị thương, mới có thể tư dưỡng cho Nguyên khí, nếu gốc vị khí suy, ăn uống thêm nhiều, thì Tỳ khí đã thương, mà Nguyên khí cũng không được sung, các bệnh từ đó mà sinh ra. Bởi vậy trên lâm sàng phát hiện bệnh tật, chẩn bệnh đều rất coi trọng Vị khí, thường các bệnh gốc là do Tỳ Vị hư nhược dẫn đến nhiều loại bệnh, lại đem " Bảo Vị khí" coi là nguyên tắc quan trọng điều trị nhiều loại bệnh, nên nói cùng hiểu biết này có liên quan.

Thứ 4, Bát cương là gốc. < Cảnh Nhạc Toàn Thư - Cầu Bản Luận> viết : " Hoặc nguyên nhân ngoại cảm, gốc ở biểu, hoặc nguyên nhân nội thương, gốc ở lý; hoặc nguyên nhân nhiệt bệnh, gốc ở hỏa; hoặc bệnh lạnh, gốc ở hàn; tà hữu dư, gốc ở thực, chính bất túc, gốc ở hư. nhưng Quan sát nguyên nhân của nó từ đâu mà ra, nguyên nhân phát bệnh, là gốc bệnh, gốc của vạn vật 6 cái biểu lý hàn nhiệt hư thực mà thôi. Trương thị lại trong " Cảnh nhạc toàn thư - truyền trung lục> nói : " Âm dương đã rõ, thì biểu đối với lý, hư đối với thực, hàn đối với nhiệt, hiểu rõ lục biến này, thì bệnh của thiên hạ cố nhiên không ngoài được Bát cương". có thể thấy đây là quan điểm từ góc độ biện chứng luận thuật tư tưởng cầu " Bản", trên thực tế mang gốc bệnh qui nạp làm tính chất bệnh ( hàn nhiệt), bộ vị nông sâu ( biểu lý). tà chính thịnh suy ( hư thực) và các phân biệt các chứng bệnh, chứng hậu ( âm dương) 4 phương diện tức là tất cả 8 cương biện chứng.

Thứ năm, Bệnh nguyên làm gốc. < Tố Vấn - Điều Kinh Luận> nói " Sinh ra tà, hoặc sinh ra âm, hoặc sinh ra dương. sinh nó ở dương do mắc phong vũ hàn thử; sinh ra bệnh ở âm do ăn uống, nơi ở, âm dương hỷ nộ" đem nguyên nhân bệnh phân làm 2 loại âm dương. Do vậy < Đan khuê tâm pháp> lấy tà của âm dương lập luận. Ông viết " lấy pháp điều trị bệnh, lấy được tận cùng nguồn gốc bệnh, nguồn bị bệnh, không ngoài tà 2 khí âm dương, theo cái này mà điều trị nó, bệnh quyết hồi phục không có gì mới. Đây là căn cứ bệnh tà là nguồn của phát sinh của bệnh chứng, không có nguồn bệnh thì bệnh chứng không từ lấy sinh mà luận nó.

Hiện nay, trên lâm sàng nhận thức đối với " Trị bệnh tất cầu kỳ bản", khi điều trị bệnh nào đó, cần phải tìm nguyên nhân cơ bản của của bệnh đó, đồng thời điều trị nhằm vào nguyên nhân cơ bản đó, đó cũng chính là nguyên tắc cơ bản của biện chứng luận trị. Tóm lại, nguyên chỉ của "Trị bệnh tất cầu ở gốc" là trị bệnh phải truy tìm sự gốc biến hóa 2 khí âm dương của bệnh đó. cho nên <Tố Vấn- Âm dương ứng tượng đại luận> đã đề xuất 1 luận đoán nổi tiếng " Sát sắc án mạch, trước tiên phân biệt âm dương". Hậu thế phát huy luận điểm này phát huy toàn diện, làm phong phú nội dung của nó, đối với lâm sàng cũng có tác dụng chỉ đạo quan trọng, bởi vậy các y gia tiến hành biện giải để tiện cho vận dụng trên lâm sàng.

Dịch tổng hợp Ths, Bs Tôn Mạnh Cường

Bình luận của bạn

https://www.vietyduong.net/
0911.806.806