3 pháp trị Hung tý ( Đau thắt ngực)  của Diệp Thiên Sỹ

Đăng bởi Ncs, Thạc sỹ, bác sỹ Tôn Mạnh Cường | 06/12/2018 | 0 bình luận

 

Diệp Thiên Sỹ là 1 danh y nổi tiếng đời Thanh, ông ta cả đời bận trong phòng bệnh, ít thấy các luận thuật nổi tiếng, trong cuốn " Lâm chứng chỉ nam y án" do các môn đệ Hoa Sơn Vân của ông qua nhiều năm chứng kiến ghi chép lại, toàn bộ có 11 cuốn, lấy bệnh tật làm chính phân làm 89 môn, liên quan rộng đến các khoa nội, ngoại, phụ, nhi, ngũ quan, sau mỗi ca bệnh đều được kèm 1 thiên luận trị của môn đệ Diệp thị. Trong đó điều trị đối với chứng Hung tý thể hiện chủ yếu 3 phương diện trọng dương khí, trị đàm dãi, hoạt huyết thông lạc.

1, Trọng Dương khí

1.1. Ôn thông tâm dương

Thể trạng tâm khí bất túc hoặc tâm dương bất chấn, tà âm hàn thừa hư xâm nhập, dẫn đến hàn ngưng trong tâm, khí cơ trở trệ, hung dương thất triển, tâm mạch tý trở. Như trong " Y môn pháp luật" nói : " Hưng tý tâm thống, tuy nguyên nhân luôn là dương hư, cho nên âm thừa xâm hại nó. Diệp thị cho cái này là Trung dương khốn đốn, trọc âm ngưng băng". Trong lâm chứng có thể thấy Hung tý đau xuyên ra lưng, lưng đau vùng tim, không muốn ăn uống, thậm chí thở cũng đau, xoa bóp lưng có thể giảm chút. Về điều trị, Diệp thị đề xuất : " Ôn thông dương khí không thể không làm. " pháp của Trọng Cảnh, lấy Qua lâu giới bạch quế chi thang, Qua lâu giới bạch bạch tửu thang, Qua lâu giới bạch bán hạ thang..tân hoạt vi thông dương của nó, đồng thời gia thêm Can Khương ôn trung trợ dương, Phục linh cam thảo bổ trung hóa đàm, Sinh Khương tán hàn ẩm, hóa đàm trọc. Pháp này trên lâm sàng đã được ứng dụng rộng rãi, nếu thấy hàn ngưng trệ nặng, nên phối hợp dùng cùng Tô hợp hương hoàn, Quan tâm tô hợp hoàn. thuốc phương hương ôn thông.

 

 

1.2. Ôn dương hóa ẩm

Thể chất Tỳ vị tố bẩm hư hoặc ăn uống bất tiết tổn thương tỳ vị dẫn đến trung dương không vận, thủy ẩm nội đình, thương lăng tâm hung, khí cơ trong ngực bất lợi, thăng giáng thất thường, thanh dương bất thăng. Triệu chứng thấy ho nặng, ăn uống buồn nôn, đại tiện lỏng hoặc đại tiện không thoải mái, bực tức trong ngực. Diệp Thiên Sỹ lấy Linh quế truật cam thang gia Khương chấp thông dương hóa khí, kiện tỳ khử thấp. Đối với ẩm trở trệ khí cơ bất lợi, thăng giáng thất thường, Diệp thị dùng Giới Bạch, Hạnh Nhân, Hậu Phác điều sướng khí cơ, dùng Phục Linh, Bán Hạ, Khương Chấp hóa đàm trừ ẩm. Trên lâm sàng thường thấy hiện tượng của Trung tiêu hư hàn, nên phối dùng Lý trung hoàn khử hàn kiện tỳ ích khí, khiến Trung tiêu khí vượng, thăng giáng phục hồi, Hung tý tự khỏi.

2, Trị đàm diên

2.1. Dũng thổ đàm diên

Bệnh nhân hưng tý tố bẩm có dương khí không sướng, lại vì hàn ẩm đàm trọc trở trệ trong ngực, khiến cho dướng khí trong ngực bị cản trở, khí cơ nghịch loạn, chứng thấy " Mạch trầm như phục, bĩ trướng cách cự, vùng trên thượng quản, bệnh nhân kể khí uẩn, tự thấy bên trái có cảm giác nóng", Diệp thị tuân theo pháp tà ở trên thì thổ nó ra, dụng Tam vật bạch tán của Trọng Cảnh tán dũng thổ hàn ẩm đàm trọc. do ở phương này tác dụng dũng thổ tương đối mạnh, dễ thương vị khí, đáp ứng rồi thì dừng lại, nếu sau uống thuốc nôn mửa không ngừng, kinh nghiệm của Diệp thị thì uống nước lạnh sẽ ngừng.

 

 

2.2. Thanh nhiệt hóa đàm

Bình thường uống rượu quá nhiều, tùy ý ăn đồ cay vị đậm, uẩn thấp trưng đàm hóa nhiệt, khiến đàm nhiệt tương kết ở trong ngực, ngăn trở dương khí trong ngực. Trị liệu không thể không pháp Khổ tân khai uất, có thể dùng Vĩ kinh thang hợp Tiểu hãm hung thang của Thiên Kim phương.

2.3. Lý khí hóa đàm

Phế chủ về tuyên phát túc giáng, nếu chức năng tuyên giáng của Phế thất thường, thì dễ sinh đàm, đàm khí giao trở ở trong ngực, Hung quản khí cơ bất sướng dễ dẫn đến Hung tý. Chính là Diệp thị đã nói " khí trở hung tý". Trị liệu lấy Lý khí hóa đàm làm chủ, dược dụng Tỳ bà diệp, bán hạ, hạnh nhân, cát cánh, quất hồng, khương chấp. trên lâm sàng thường trị lấy nhị trần thang, Ngũ ma ẩm tử.

3, Hoạt huyết thông lạc

Diệp thị cho rằng " Cửu bệnh nhập lạc". Hung tý kéo dài, khí trệ, đàm trở lâu ngày, nhập huyết nhập lạc, khiến cho huyết hành thất sướng, mạch lạc bất lợi, mà dẫn đến khí huyết ứ trệ hoặc đàm ứ giao trở, trung khí không vận, tâm huyết ức trở, lạc mạch bất thông. Đối với đau lâu ngày nhập huyết lạc, hung tý huyết lạc hưng tý dẫn đến đau, Diệp thị trị bệnh lấy pháp hoạt huyết thông lạc, dược dụng Đào Nhân sao, Duyên Hồ Sách, Xuyên Luyện Tử, Mộc Phòng Kỷ, Xuyên Quế chi, Thanh Thông quản khiến khử ứ thông lạc, huyết hành lưu sướng, bệnh có thể khỏi. Pháp này hiện đã được áp dụng rộng rãi trên lâm sàng.

Bản dịch : Ths, Bs Tôn Mạnh Cường

叶天士治胸痹3

百家号

叶天士是清代著名的医家。他一生忙于诊务,鲜少著述,其中《临证指南医案》是由其门人华岫云经数年随见随录采辑而成。全书共十一卷,以疾病为纲分为89门,广涉内、外、妇、儿、五官各科,每病列医案若干,后附叶氏门人等所撰论治一篇。其中对胸痹的治疗主要体现在重阳气、治痰涎、活血通络3个方面。

温通心阳

素体心气不足或心阳不振,阴寒之邪乘虚侵袭,致寒凝心中,气机阻滞,胸阳失展,心脉痹阻。正如《医门法律》中所说:“胸痹心痛,然总因阳虚,故阴得乘之。”叶氏谓此为“中阳困顿,浊阴凝凛”。临证可见胸痛彻背,背痛彻心,不思饮食,甚则呼吸不通,捶背稍缓。在治疗上,叶氏指出:“温通阳气在所必施。”宗仲景法,以瓜蒌薤白桂枝汤、瓜蒌薤白白酒汤、瓜蒌薤白半夏汤等“辛滑微通其阳”并加干姜温中助阳,茯苓甘草补中化痰,生姜散寒饮、化痰浊。本法在临床上已广泛应用,若见寒凝滞重者,宜配合苏合香丸、冠心苏合丸等芳香温通之品。

温阳化饮

脾胃素虚之体,或饮食不当损伤脾胃,致中阳不运,水饮内停,上凌心胸,胸中气机不利,升降失常,清阳不升。症见咳甚,呕吐饮食,便溏或大便不爽,胸痹如闷。叶氏以苓桂术甘汤加姜汁通阳化气,健脾祛湿。对于饮阻气机不利,升降失常者,叶氏则用薤白、杏仁、厚朴等调畅气机,用茯苓、半夏、姜汁等化痰除饮。临床上见有中焦虚寒之象者,宜配理中丸祛寒健脾益气,使中焦气旺,升降复常,胸痹可愈。

 

涌吐痰涎

胸痹患者素有胸中阳气不畅,又因寒饮痰浊阻于胸中,使胸中阳气受阻,气机逆乱,症见“脉沉如伏,痞胀格拒,在脘膈上部,病患述气壅,自左觉热”,叶氏遵“邪在上者宜吐之”的法则,用仲景三物白散涌吐寒饮痰浊。由于该方涌吐的作用较猛,易伤胃气,应中病即止,若服药后呕吐不止,叶氏的经验是“服凉水即止”。

清热化痰

平素嗜酒太过,恣食辛辣厚味,蕴湿蒸痰化热,致使痰热互结于胸中,阻遏胸中阳气。治疗总不离苦辛开郁之法,可用《千金》苇茎汤合小陷胸汤。

理气化痰

肺主宣发肃降,若肺之宣降失常,则易生痰,痰气交阻于胸中,胸脘气机不畅,易致胸痹,即叶氏所谓“气阻胸痹”。治疗以理气化痰为主,药用枇杷叶、半夏、杏仁、桔梗、橘红、姜汁。临床上常治以二陈汤、五磨饮子。

叶氏认为“久病入络”。胸痹迁延,气滞、痰阻日久,入血入络,使血行失畅,脉络不利,而致气血瘀滞,或痰瘀交阻,中阳不运,心血瘀阻,络脉不通。对痛久入血络,胸痹引痛之血络痹痛者,叶氏治以活血通络法,药用炒桃仁、延胡索、川楝子、木防己、川桂枝、青葱管,使瘀去络通,血行流畅,病可痊愈。此法现已被广泛用于临床。

Bình luận của bạn

https://www.vietyduong.net/
0911.806.806